Thợ ốp nhựa lam sóng giả gỗ Tại Hà Nội Giá rẻ chuyên nghiệp uy tín
Tấm ốp lam sóng có ứng dụng dùng để trang trí ốp lên tường hoặc trần nhà. Với độ thẩm mỹ cao, tinh tế và hiện đại nên tấm lam sóng được nhiều người sử dụng trang trí nhà ở, cửa hàng, văn phòng, quán cafe, karaoke… Bài viết dưới đây Gỗ Nhựa Hoàng Minh sẽ giới thiệu chi tiết về tấm ốp lam sóng để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp cho không gian sống của mình.
Tấm ốp lam sóng là gì?
Tấm ốp lam sóng hay còn được gọi là nhựa lam sóng, tấm lam sóng, lam sóng nhựa giả gỗ… có thể được làm từ nhựa nhiệt dẻo PVC, bột đá, chất tạo màu hoặc gỗ nhựa composite (WPC) và bột gỗ tự nhiên đúc ép thành thanh dài dạng sóng.
Tấm lam sóng có màu sắc vân gỗ tự nhiên, bền màu và có giá thành thấp hơn so với các loại gỗ thông thường nên được ứng dụng khá nhiều trong trang trí nội thất.
Ứng dụng của tấm lam sóng
Lam sóng giả gỗ được dùng nhiều trong trang trí vì nhiều lợi ích. Với chi phí đầu tư thấp, ốp lam sóng là một giải pháp hoàn hảo, nâng cao thẩm mỹ cho không gian sống.
Ứng dụng ngoài trời được dùng làm biển quảng cáo, mái hiên, ốp tường của hội trường, quán café, quán ăn, trường học…
Ưu điểm của tấm ốp lam sóng
Độ bền cao
Tấm ốp lam sóng được làm từ nhựa PVC có tuổi thọ cao và không cần tốn nhiều công sức bảo dưỡng. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng cho những bức tường được trang trí bằng ốp lam sóng rất dễ dàng, nên khá bền và tốt hơn so với dùng gạch hoặc sơn.
Dễ vệ sinh
Các vết bẩn trên tấm ốp lam sóng có thể được chùi dễ dàng bằng khăn ướt. Đặc biệt, khi dùng tấm ốp cho nhà ở thì có thể nhanh chóng dùng dung dịch diệt khuẩn để loại bỏ được vi khuẩn, vi-rút bám trên tường.
Kể cả trong trường hợp không vệ sinh thường xuyên thì tấm ốp lam sóng vẫn có khả năng chống nấm mốc tự nhiên.
Chống thấm nước và chống cháy
Những khu vực thường xuyên ẩm ướt như phòng bếp, nhà tắm, khu vực trữ đông… thường xuất hiện nấm mốc và các mảng tường bong tróc. Tấm nhựa lam sóng được thiết kế chống thấm nước nên khá phù hợp ở những khu vực kể trên.
Ngoài ra, tấm ốp sóng còn được thiết kế với khả năng chống cháy, do đó khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm trang trí tại nhưng nơi tiếp xúc nhiều với lửa như bếp ăn.
Dễ thi công lắp đặt
Các tấm lam sóng khá dễ lắp đặt, nhanh chóng và đơn giản, có thể tự thực hiện và không cần chuẩn bị vữa để ốp giống như gạch. Ngoài ra, việc thi công ốp lam sóng sẽ không làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc lắp đặt đẹp mắt, thuận tiện và tiết kiệm chi phí nhất, bạn nên tìm một đơn vị thi công tấm ốp lam sóng uy tín.
Bên cạnh đó, khi dùng tấm ốp lam sóng sẽ không cần phải sơn phủ hóa chất, không gây mùi khó chịu nên sẽ an toàn cho sức khỏe con người.
Tấm ốp lam sóng còn có một số tính năng vượt trội khác như:
Cách âm tốt, không giãn nở, không bị trầy xước hay bào mòn.
Chống côn trùng, mối mọt.
Giảm tối đa rủi ro về hao hụt trong thi công.
Có khả năng chịu va đập nhờ vào thiết kế cứng cáp giúp tấm ốp lam sóng phân tán lực tác động lên bề mặt.
Dễ dàng vận chuyển.
Thân thiện với môi trường, góp phần làm hạn chế chặt phá rừng bừa bãi.
Phân loại tấm lam sóng nhựa
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tấm ốp lam sóng khác nhau dùng trong xây dựng và cải tạo các công trình. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, tấm lam sóng nhựa được dùng trong nhiều không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, nhà hàng, quán cà phê, bệnh viện, trường học…
Ngoài việc lựa chọn tấm ốp lam sóng theo chất liệu nhựa PVC hoặc gỗ MDF, người dùng còn thường quan tâm đến số lượng sóng nhằm giúp tối ưu chi phí. Cụ thể, với những không gian nhỏ thường sẽ chọn sóng nhỏ và ngược lại không gian lớn hơn sẽ dùng ốp tường lam lớn cho phù hợp chi phí.
Hiện nay, trên thị trường phổ biến các tấm ốp sóng có số lượng sóng gồm: 3 sóng, 4 sóng, 5 sóng và 6 sóng. Để thuận tiện hơn, khách hàng nên nhờ sự tư vấn của đơn vị thi công tấm ốp lam sóng để có lựa chọn phù hợp nhất.
Kích thước tấm ốp lam sóng
Những kích thước của tấm ốp sóng phổ biến trên thị trường hiện nay là:
Tấm ốp lam 3 sóng thấp: 200mm x 15mm x 3.000mm
Tấm ốp lam 3 sóng cao: 200mm x 30mm x 3.000mm
Tấm ốp lam 4 sóng thấp: 150mm x 10mm x 3.000mm
Tấm ốp lam 4 sóng cao: 210 mm x 25mm x 3.000mm
Tấm ốp lam 5 sóng: 200mm x 20mm x 3.000mm
Lưu ý khi lựa chọn tấm ốp sóng:
Đối với những nơi có không gian hẹp thì nên chọn ốp lam sóng thấp để không có cảm giác bị ngộp hay bí bách. Ngược lại, ở không gian rộng có tường cao thì nên chọn ốp cao để tạo độ mở, thoáng cho không gian.
Kích thước của ốp lam sóng sẽ khác nhau tùy vào từng mục đích sử dụng. Thông thường, khi trang trí cho không gian ngoài trời nên chọn loại có kích thước dày để có thể chịu được sự ảnh hưởng của thời tiết, nhờ đó giúp kéo dài tuổi thọ của tấm lam sóng.
Các loại lam sóng khác bạn có thể tham khảo: Tấm ốp lam sóng tròn, lam sóng ốp tường, trần nhựa lam sóng…
Cách thi công ốp lam sóng
Bước 1: Chọn mẫu ốp lam sóng phù hợp cho không gian
Như đã trình bày, việc chọn lựa mẫu lam sóng cho không gian khá quan trọng. Sản phẩm lam sóng nhựa giả gỗ vô cùng đa dạng về kích thước, màu sắc, mẫu mã… Do đó, người dùng nên có sự cân nhắc lựa chọn phù hợp với sở thích, phong cách của ngôi nhà, cơ sở kinh doanh… Nên lựa chọn các loại ốp lam sóng hài hòa về màu sắc để tổng thể không gian tăng tính thẩm mỹ.
Bước 2: Chuẩn bị
Để thi công tấm lam sóng nhựa đẹp và chuẩn thì nên chuẩn bị bộ dụng cụ chuyên nghiệp, bao gồm: cưa, khoan, thước, súng bắn keo, búa, máy lazer…
Người thi công sẽ đo đạc chính xác kích thước tường cần ốp lam sóng. Lau dọn sạch sẽ bề mặt cần thi công, cắt tấm ốp theo chiều dài cần thiết.
Bước 3: Gắn khung lên tường
Khung xương được dùng để lắp ghép các ốp lam sóng thường được làm bằng thanh sắt mạ kẽm hoặc ván gỗ nhựa có độ rộng khoảng 40mm. Khung xương sẽ giúp cho việc lắp đặt tấm ốp chính xác và thẩm mỹ.
Khi thi công nên chú ý đến độ dày và độ thẳng hàng của khung xương, tránh trường hợp độ dày mỏng khác nhau gây lồi lõm cho bức tường.
Bước 4: Lắp tấm lam sóng lên tường
Khi đã định vị chắc chắn khung xương lên tường thì có thể tiến hành lắp ốp lam sóng. Đơn vị thi công sẽ tiến hành dán tấm lam sóng lên khung xương bằng keo chuyên dụng. Sau khi dán, giữ tấm ốp trong vài phút để khung xương và tấm ốp không bị xê dịch lẫn nhau. Với những không gian tường rộng, người thi công có thể dùng những nẹp chữ T để xử lý mối nối giữa hai tấm ốp.
Bước 5: Hoàn thiện
Đơn vị thi công sẽ kiểm tra lại bề mặt của ốp lam sóng. Người dùng có thể kiểm tra việc lắp đặt đảm bảo đạt yêu cầu bằng các tiêu chí sau:
Bề mặt lam sóng nhựa giả gỗ phẳng, không chênh lệch, cong vênh.
Các tấm ốp phải có sự liên kết, đồng đều với nhau.
Giữa các vị trí ghép phải khít, không có kẽ hở.
Bề mặt ốp lam sóng được vệ sinh sạch sẽ sau khi hoàn thiện.
Bảng giá thi công tấm ốp lam sóng
Dưới đây là bảng giá thi công ốp lam sóng tham khảo (bảng giá trên có thể thay đổi theo từng thời điểm và địa điểm thi công).
Đơn giá có thể thay đổi phụ thuộc vào loại lam sóng
2
Trọn gói vách tường ốp lam sóng (có khung xương)
250 ngàn – 350 ngàn
Đơn giá có thể thay đổi phụ thuộc vào loại lam sóng
3
Trọn gói trần ốp lam sóng (trần phẳng)
200 ngàn – 350 ngàn
Đơn giá có thể thay đổi phụ thuộc vào loại lam sóng, độ phức tạp của công trình
4
Trọn gói trần ốp lam sóng (trần giật cấp)
250 ngàn – 400 ngàn
Đơn giá có thể thay đổi phụ thuộc vào loại lam sóng, độ phức tạp của công trình
Giá tấm ốp lam sóng
Dưới đây là bảng giá các loại tấm ốp lam sóng có tại Gỗ Nhựa Hoàng Minh:
Tấm ốp hai sóng (15mm x 200mm x 3.000mm): 675.000đ/m2
Tấm ốp sóng cao (30mm x 200mm x 3.000mm): 825.000đ/m2
Tấm ốp sóng nhỏ (10mm x 150mm x 3.000mm): 650.000đ/m2
Tấm ốp sóng nhỏ cao (20mm x 210mm x 3.000mm): 720.000đ/m2
Tấm ốp sóng to: (15mm x 200mm x 3.000mm): 675.000đ/m2
Một số mẫu tấm ốp lam sóng
Sau đây là những mẫu ốp lam sóng sử dụng trong từng không gian khác nhau:
Ốp lam sóng cho tường, trần nhà
Ốp lam sóng ngoài trời
Ốp lam sóng có thể thay thế các vật liệu truyền thống khác dùng trong trang trí như gỗ, sơn, gạch lát… Hiện nay, loại vật liệu này được sử dụng khá phổ biến nhờ vào mẫu mã đẹp mắt, thẩm mỹ, an toàn, dễ vệ sinh và tiết kiệm chi phí. Hy vọng qua bài tổng hợp trên của Gỗ Nhựa Hoàng Minh sẽ giúp bạn lựa chọn được loại ốp lam sóng phù hợp với nhu cầu của mình.
Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:
12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
1 Thị xã: Sơn Tây
17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.